Đêm ở phố cổ Hội An có vẻ yên ả và trầm nhưng được nhiều du khách lựa chọn thay vì ở đêm tại Đà Nẵng. Vào đêm 14 âm lịch hàng tháng, phố Hội càng thêm quyến rũ bởi ánh sáng nhẹ nhàng tỏa ra từ những chiếc đèn lồng. Những đêm đó, phố cổ không có ánh đèn điện…
Những người yêu nét rêu phong thường chọn đêm 14 âm lịch để đến phố Hội. Suốt 7-8 năm nay, cứ đến đêm này, phố cổ không có ánh đèn điện. Thay vào đó là những chiếc đèn lồng truyền thống được thắp nến lung linh. Không gian của những thế kỷ trước như tràn về trên những mái cổ rêu phong. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất trong suốt hai thế kỷ 17 và 18.
Dạo quanh phố cổ, khách dễ dàng tìm gặp những giếng nước của người Chăm sử dụng cách nay ba thế kỷ. Những mái nhà xưa cũ,chùa cầu, những kiến trúc tôn giáo của những cư dân đầu tiên ở phố cổ vẫn còn được giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Nền văn minh Sa Huỳnh muộn thể hiện rõ nhất khi khách đến tham quan bảo tàng trong phố cổ – nơi lưu giữ những di vật, chứng tích của Hội An xưa và những di chỉ văn hóa Mỹ Sơn, Trà Kiệu… Hiếm có nơi nào ở Việt Nam và thế giới còn giữ nguyên vẹn của phố cổ suốt hàng trăm năm qua.
Cứ mỗi năm lũ về, Hội An lại chìm trong biển nước. Cuộc sống và mua bán gặp vô vàn khó khăn nhưng những cư dân nơi đây vẫn bám trụ đề bảo vệ phố cổ của cha ông. Một điều được tuân thủ nghiêm ngặt tại đây là các công trình duy tu, sửa chữa trong khuôn viên phố cổ đều phải giữ được nguyên kiến trúc của nhiều thế kỷ trước, từ màu sơn, mái ngói đến bố trí không gian bên trong… Đó là lý do tại sao, Hội An vẫn giữ được “hồn” phố cổ trước làn sóng kiến trúc hiện đại đang đổ vào Việt Nam.
Cứ mỗi năm lũ về, Hội An lại chìm trong biển nước. Cuộc sống và mua bán gặp vô vàn khó khăn nhưng những cư dân nơi đây vẫn bám trụ đề bảo vệ phố cổ của cha ông. Một điều được tuân thủ nghiêm ngặt tại đây là các công trình duy tu, sửa chữa trong khuôn viên phố cổ đều phải giữ được nguyên kiến trúc của nhiều thế kỷ trước, từ màu sơn, mái ngói đến bố trí không gian bên trong… Đó là lý do tại sao, Hội An vẫn giữ được “hồn” phố cổ trước làn sóng kiến trúc hiện đại đang đổ vào Việt Nam.
Chỉ cần bước qua ranh giới phố cổ, khách như đang đi giữa không gian của hàng trăm năm. Những con đường nhỏ cong cong dẫn lối khách đến những công trình kiến trúc riêng của Hội An. Chùa Cầu là một kiến trúc đặc trưng và trở thành biểu tượng của Hội An. Chùa Cầu còn gọi là Lai Viễn Kiều theo tên gọi mà chúa Nguyễn Phúc Chu tặng, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17. Ban đầu, cây cầu này được người Nhật xây dựng. Qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, cây cầu mang dáng vấp như ngày nay, mất dần phong cách Nhật, thay vào đó là phong cách Việt Nam xưa. Cầu dài 18 m, chân xây bằng gạch, gỗ được chạm trổ rất công phu trên phần thân cầu, mái lợp ngói. Đứng bên ngoài nhìn vào, cầu có dáng vấp của một ngôi nhà cổ. Bên trong thờ vị thần bảo hộ xứ sở tạc bằng gỗ. Hiện nay, Chùa Cầu vẫn là nơi chiêm bái của cư dân phố cổ và khách đến từ phương xa. Gần đó là Hội quán Phúc Kiến thờ Lục Tánh (6 vị tiền hiền), bà mụ, thần tài… theo tín ngưỡng của người Hoa. Tiền thân hội quán này là miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần linh gắn với các thương nhân vượt đại dương. Ngoài ra, còn có các Hội quán khác của người Hoa, như Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông và các ngôi chùa mang đậm dấu ấn Trung Hoa đến giao thương và định cư lại vùng đất này. Ba ngôi nhà cổ đặc trưng là nhà cổ Quân Thắng, Phùng Hưng và Tấn Ký là những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Hội An. Tất cả đều được giữ nguyên vẹn suốt hàng trăm năm qua. Đặc biệt, trong ngôi nhà cổ Tân Ký có đôi liễn “bách điểu” khắc bài thơ mà mỗi chữ là hình một con chim dang rộng cánh bay. Ngôi nhà này còn nổi tiếng với chiếc chén Khổng Tử. Điều bí ẩn trong chiếc chén này là không ai có thể đổ nước vào đầy chén. Hễ rót nước hơn tám phần chén lập tức nước bị chảy hết ra ngoài bằng lỗ nhỏ dưới đáy chén. Nhưng rót ít hơn thì không sao. Đó là lý do tại sao, cái chén trở nên quý giá và gây hấp dẫn đối với nhiều người. Chén Khổng Tử ở nhà cổ Tấn Ký là chén duy nhất ở Việt Nam.
Đi giữa Hội An trong đêm đèn lồng, khách mới thưởng lãm hết vẻ đẹp của phố cổ. Những mái nhà rêu phong, những con đường uốn lượn huyền ảo dưới ánh trăng.
Đèn lồng lung linh tái hiện lại không gian thế kỷ 17-18 của phố Hội làm xao xuyến lòng người. Khi không có điện, những con phố hiện đại trở nên ngột ngạt. Nhưng ở Hội An, đêm không ánh đèn điện thật nên thơ. Du khách thích thú với không gian này bởi như bước vào không gian xưa cũ của hàng trăm năm trước ngay ở “thì hiện tại”…
Its really nice and usefull. Thanks ad
Trả lờiXóa