Sau khi vót sơ, nan tre được đưa qua công đoạn làm sạch bằng máy tuốt. Hệ thống vòng gỗ, chuôi đèn cũng được thiết kế tinh xảo sao cho kết hợp với nan tre có thể gấp lại được.Nan được gắn vào hai vòng gỗ rồi được níu bởi những dây dù, sau đó được sửa cho cân đối.
Sau khi phần khung đèn, công đoạn tiếp theo là dán đèn vào khung đèn bung ra. Vải được cắt thành nhiều mảnh tùy theo kích thước đèn rồi được dán trên khung bằng keo. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo, tĩ mĩ của người thợ.
Đèn lồng Việt đa dạng về kiểu dáng, phổ biến nhất là dạng tròn, tỏi, bánh ú và nhiều kiểu dáng đặc sắc khác.
Ngoài ra,đèn lồng còn được tô điểm bởi nét vẽ, đường thêu những chi tiết đặc thù Đại Việt như cành đào, hoa mai, nhánh trúc, chữ thư pháp hay các di tích văn hóa lịch sử của Việt Nam.
Chiếc đèn lồng thành phẩm được xếp gọn thành dạng ống nhỏ được theo tay du khách mang về quê hương trên mọi miền thế giới.
Đèn lồng đã trở thành một “đặc sản” văn hóa của riêng cư dân Phố Hội và là nét hấp dẫn, quyến rũ với du khách thập phương những lần đặt chân tới Việt Nam.
Its really nice and usefull. Thanks ad
Trả lờiXóa