Tết là dịp lễ lớn của nhiều quốc gia ở châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…. Vào những ngày đầu tiên của năm mới người dân ở các nước này đều dùng những vật dụng được cho là đẹp nhất, rực rỡ nhất để trang trí. Trong những vật dụng ấy lồng đèn năm mới là thứ không thể thiếu được. Việc dùng đèn lồngtrang trí Tết tạo nên một nét văn hóa đặc trưng vào dịp lễ lớn nhất trong năm.
Ở Việt Nam, đèn lồng Hội An được lựa chọn để trang trí vào dịp Tết vì nó mang ánh sáng ấm áp, tượng trưng cho sự hài hòa, may mắn và bình an. Người Việt thường treo đèn lồng ngoài đường phố, trước cổng hoặctrang trí trong nhà để gởi gắm sự cầu mong may mắn, an khang, thịnh vượng. Những chiếc đèn rực rỡ và tinh xảo này được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân xứ Hội.
Lễ hội đèn lồng mỗi năm được tổ chức ở Hội An vào dịp Tết chào đón một mùa xuân đến với nhiều điều mới mẻ và tốt lành. Nhiều loại hình đèn lồng rực rỡ sắc màu sẽ được trưng bày tại các sân nhà trong khu phố cổ, dọc bờ sông và giăng trên khắp các nẻo đường. Cầu An Hội là điểm trung tâm của không gian lễ hội đèn lồng Hội An, với sân khấu nổi trên sông Hoài được trang trí bởi những chiếc lọng cổ phát sáng như những chiếc lồng đèn lớn. Từ cầu An Hội đến sân khấu trên sông là các dải lụa đầy màu sắc của hàng trăm chiếc đèn lồng năm mới được bố trí dọc hai bên quảng trường sông Hoài chiếu ánh sáng lung linh xuống lòng sông hòa cùng với hàng nghìn hoa đăng lững lờ trôi tạo cho đêm hội một vẻ đẹp huyền ảo mang đến một khung cảnh lung linh rực rỡ cho người dân và du khách trong những ngày đầu năm mới.
Ở Trung Quốc, đèn lồng từ lâu được biết đến là biểu tượng xua đuổi ma quỷ và mang lại sự bình yên, hạnh phúc. Vào dịp đầu xuân, ngoài việc dùng đèn lồng trang trí Tết, nó còn có riêng cho mình một lễ hội. Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc (còn được gọi là lễ hội Yuanxiao hay lễ hội Shangyuan) là một lễ hội được tổ chức vào rằm tháng giêng theo lịch âm, lễ hội này có nguồn gốc từ thời nhà Hán, nó đánh dấu ngày cuối cùng của mùa lễ hội mừng năm mới.
Ngày rằm là ngày trăng tròn đầu tiên của năm âm lịch. Theo truyền thống Đông Á, vào lúc bắt đầu của một năm mới, khi có một mặt trăng tròn sáng trên bầu trời, cần có hàng ngàn chiếc đèn lồng đầy màu sắc treo ra để cho mọi người đánh giá. Trong lễ hội, có vô số những chiếc lồng đèn năm mới với đầy đủ màu sắc và kiểu dáng được trưng bày, mọi người dạo phố vào ban đêm mang theo lồng đèn giấy và giải quyết các câu đố trên những chiếc đèn, ngâm thơ, đối chữ, ngoài ra còn có màn trình diễn đèn lồng, thả hoa đăng, hoạt động múa rồng và biểu diễn kinh kịch chào đón một năm mới với nhiều may mắn.
Một quốc gia nổi tiếng về lễ hội đèn lồng không thể không nhắc tới đó là Nhật Bản. Lễ hội đèn lồng vào mùa xuân được xem là sự kiện được trông đợi của người dân xứ sở Mặt Trời mọc. Có rất nhiều loại đèn được sử dụng trong lễ hội này như đèn lồng treo, đèn lồng thả nổi, đèn lồng cầm tay, đèn trời và đèn lồng đá. Chúng được làm từ một loại giấy truyền thống có tên là washi theo phong cách bonbori, chōchin, là loại đèn lồng truyền thống được treo ngoài trời, thông thường loại đèn này có 6 mặt. Nhật Bản nổi tiếng với loại đèn lồng cá chép, phỏng theo hình dạng cá chép Koi, và đèn lồng Hello Kitty.
Người Nhật tin rằng những chiếc đèn lồng có thể xua đuổi cái ác, hướng dẫn các linh hồn về nơi an toàn. Trong thời gian tổ chức lễ hội, mọi người sẽ viết tên của những người thân yêu của họ trên những chiếc lồng đèn năm mới trước khi cho chúng bay lên cao. Đôi khi một số lời nhắn nhủ cũng sẽ được gắn liền với những chiếc đèn trên bầu trời hay thả trôi sông với ý nghĩa tương tự như vậy. Bên cạnh đó còn có các lễ hội khác diễn ra trong năm liên quan tới đèn lồng như lễ hội Bonbori, lễ hội Dai-Chochin Matsuri…
Hình ảnh những chiếc đèn lồng đón Tết trên khắp thế giới xuất hiện rực rỡ ở khắp phố phường của nhiều quốc gia vào dịp năm mới, và các lễ hội đèn lồng đã trở thành một nét văn hóa riêng. Nó tạo nên bản sắc truyền thống cho mỗi dân tộc đồng thời cũng lưu lại những ấn tượng tốt đẹp và những khoảnh khắc khó quên trong lòng du khách Thế Giới.
Nguồn: Đèn lồng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét